Gỗ Cẩm Lai từ lâu đã nổi tiếng với vẻ đẹp tự nhiên, độ bền và giá trị thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm vững kiến thức về giống cây Cẩm Lai, cũng như cách chăm sóc và trồng cây để có được sản phẩm chất lượng. Hãy cùng Cây Giống Đông Nam Bộ tìm hiểu thêm những thông tin qua những thông tin chia sẻ dưới đây.
Mục lục
Cây cẩm lai là gì?
Là một loại gỗ quý hiếm, nổi bật với đặc tính độ cứng cao, màu đỏ sậm và hệ vân gỗ có đường nét độc đáo. Loại gỗ này có khả năng giữ màu bền theo thời gian nên đây là lựa chọn hàng đầu trong các sản phẩm nội thất cao cấp.
Gỗ Cẩm Lai là loài cây phát triển chậm, thích ánh sáng và thường được tìm thấy ở những vùng đất ẩm gần sông suối hay đồng bằng. Tại Việt Nam, tập trung chủ yếu ở khu vực Tây Nguyên và các tỉnh miền Nam. Ngoài ra, loại gỗ này còn được nhập khẩu từ một số quốc gia châu Phi.
Có mấy loại Cẩm Lai?
Gỗ Cẩm Lai không chỉ quý hiếm mà còn đa dạng về loại hình, mỗi loại mang những đặc điểm riêng biệt về màu sắc, vân gỗ và công dụng. Dưới đây là ba loại phổ biến nhất:
- Cẩm Lai Đỏ
Cây có màu đỏ đặc trưng cùng vẻ ngoài bắt mắt. Đặc tính bền chắc, kết cấu ổn định và mùi hương nhẹ nhàng của gỗ càng làm tăng thêm giá trị cho loại gỗ này. Tuy nhiên, do khai thác quá mức, Cẩm Lai Đỏ hiện nay ngày càng trở nên khan hiếm.
- Cẩm Lai Đen
Loại gỗ này mang màu đen pha nâu, bề mặt sáng bóng và mịn màng. Đặc biệt, gỗ Cẩm Lai Đen không cần xử lý sơn bóng mà vẫn giữ được vẻ ngoài sang trọng tự nhiên. Ngoài ra, tinh dầu từ trong gỗ có tác dụng xua đuổi côn trùng, rất hữu ích khi sử dụng trong các sản phẩm nội thất.
- Cẩm Lai Tím
Cẩm Lai Tím nổi bật với khả năng đổi màu đặc biệt bởi khi đưa gỗ chuyển từ môi trường tối ra sáng, gỗ có thể thay đổi từ xanh sang tím hoặc ngược lại. Ngoài ra, gỗ này có độ cứng cao, khó biến dạng và rất phù hợp cho các thiết kế yêu cầu độ bền cao.
Đặc điểm nổi bật của cây Cẩm Lai
Đặc điểm hình thái
Là loại cây thân gỗ lớn, chiều cao trung bình từ 20 – 25m và đường kính khoảng 40 – 60cm. Thân cây có lớp vỏ ngoài màu xám tro, gỗ bên trong màu đỏ thẫm kết hợp với vân gỗ tím đen. Phần lá cây thuộc dạng kép lông chim, hình trái xoan với phần đầu lá nhọn, cuống lá dài từ 10 – 17 cm. Các cành cây phân nhánh đều, tạo thành tán lá rộng, xòe như chiếc dù.
Hoa của cây mọc thành chùm tại đầu cành hoặc nách lá, màu lam nhạt gần trắng. Quả cây thuôn dài, mỏng dẹt, bên trong có một hạt hoặc hiếm khi là hai hạt.
Đặc điểm sinh thái
Cây phát triển chậm, thời gian sinh trưởng để thu hoạch gỗ đạt chất lượng thường kéo dài từ 30 – 60 năm. Cây có khả năng chịu nóng tốt, thích nghi với các vùng đất bazan, đất xám phù sa cổ hoặc đất feralit.
Trong giai đoạn non, cây ưa bóng, nhưng khi trưởng thành lại cần ánh sáng để phát triển. Loài cây này thường mọc rải rác hoặc thành cụm nhỏ ở khu vực rừng nhiệt đới, bờ suối hoặc nơi có đất ẩm.
Giá trị sử dụng của cây Cẩm Lai
Giá trị kinh tế
Thuộc nhóm gỗ quý với giá trị cao trên thị trường. Đặc tính nổi bật của loại gỗ này là thớ mịn, lõi gỗ màu đỏ thẫm, dễ gia công, đánh bóng và ít bị mối mọt xâm nhập.
Thường sử dụng để sản xuất các sản phẩm nội thất và đồ thủ công mỹ nghệ cao cấp như giường, tủ, sập gụ hoặc các sản phẩm trang trí, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ và giá trị sử dụng lâu dài, mang lại lợi ích kinh tế vượt trội cho ngành công nghiệp gỗ và thủ công mỹ nghệ.
Giá trị trong phong thủy
Gỗ Cẩm Lai thường được gắn liền với sự giàu sang và thịnh vượng. Màu đỏ thẫm của lõi gỗ và các đường vân tím biểu trưng cho quyền lực, sức mạnh và may mắn trong kinh doanh. Việc sử dụng các sản phẩm từ gỗ Cẩm Lai trong nhà hoặc nơi làm việc có thể thu hút tài lộc, thúc đẩy sự nghiệp thăng tiến.
Bảo vệ môi trường
Với thân cao lớn và tán lá rộng xòe, cây Cẩm Lai cung cấp bóng mát, phù hợp với các tuyến đường đô thị, công viên, khu công nghiệp hoặc các khu đô thị mới. Phần tán lá dày của cây không chỉ che nắng mà còn có khả năng lọc bụi bẩn và khí độc, góp phần cải thiện chất lượng không khí. Đồng thời, cây còn giúp giảm tiếng ồn và góp phần tích cực trong việc hạn chế hiệu ứng nhà kính, tạo môi trường sống xanh và bền vững.
Kỹ thuật trồng cây Cẩm Lai
Trồng cây Cẩm Lai yêu cầu một số kỹ thuật đặc biệt để đảm bảo cây phát triển tốt:
- Chọn giống: Ươm cây từ hạt của quả chín, lành lặn từ cây mẹ khỏe mạnh. Cây giống nên cao 20-50cm, rễ đạt đường kính 3mm.
- Đất trồng: Ưu tiên đất tơi xốp, bằng phẳng, thoát nước tốt và không bị ô nhiễm.
- Hố trồng: Kích thước hố tùy thuộc vào chiều cao cây con thông thường 30x30x30cm cho cây 20-40cm; 50x50x50cm cho cây cao trên 40cm
- Thời vụ: Tốt nhất vào đầu mùa mưa để giảm công tưới nước. Nếu trồng mùa khô, cần tưới thường xuyên để cây không bị khô hạn.
Chăm sóc cây Cẩm Lai sau khi trồng
- Tưới nước: Tưới nước đều đặn trong giai đoạn cây mới trồng, tránh tưới quá nhiều gây úng rễ. Cần đảm bảo nguồn nước sạch, không bị nhiễm phèn, mặn.
- Bón phân: Sau khoảng 3 tháng, cần cuốc đất nhẹ nhàng và rải phân hữu cơ hoặc phân chuyên dụng, sau đó lấp đất lại để bảo vệ rễ.
- Làm cỏ: Làm sạch cỏ dại và dọn thực bì quanh gốc để cây không bị mất dưỡng chất và giảm nguy cơ mất nước. Việc này giúp cây phát triển nhanh và khỏe mạnh hơn.
- Phòng trừ sâu bệnh: Theo dõi thường xuyên để phát hiện và xử lý các dấu hiệu sâu bệnh.
Địa chỉ mua giống cây Cẩm Lai chất lượng, giá tốt
Nếu quý khách đang tìm mua giống cây Cẩm Lai để nuôi trồng, vui lòng liên hệ với Cây Giống Đông Nam Bộ – Đơn vị uy tín chuyên cung cấp và phân phối các loại cây giống trên toàn quốc. Tại Cây Giống Đông Nam Bộ, chúng tôi cung cấp giống cây chất lượng cao và sẵn sàng hỗ trợ quý khách toàn bộ quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây.
Như vậy, Cây Giống Đông Nam Bộ đã cung cấp các thông tin quan trọng về cây Cẩm Lai, hiểu rõ đặc điểm, phương pháp trồng và chăm sóc. Để được tư vấn và đặt hàng, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi qua số điện thoại 0789.558.556.
Reviews
There are no reviews yet.